HỌC TIẾNG ANH SỚM CON CÓ LOẠN NGÔN NGỮ

Loạn ngôn ngữ là gì?

Mối lo của việc loạn ngôn ngữ từ rất lâu đã là một đề tài nóng bỏng của các bậc phụ huynh.

Ngày nay, thật vui mừng vì tư duy cũ ấy dần được thay đổi bằng một tư duy mới HỌC NGÔN NGỮ CÀNG SỚM CÀNG TỐT.

Tuy nhiên, mình vẫn muốn viết bài này để một lần nữa khẳng định với phụ huynh đã, đang và sẽ cho con mình tiếp xúc với Tiếng anh hay bất kì ngôn ngữ nào đó, một niềm tin và kiên định để đồng hành học ngôn ngữ với con mình.

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là tình trạng một người gặp khó khăn trong việc nói ra những suy nghĩ của bản thân cũng như hiểu những gì người khác đang nói.

Vậy ba mẹ có hay để con mình gặp phải các trường hợp sau không?

Thường xuyên không nhớ tên gọi của những vật dụng xung quanh và dùng những từ thay thế như “cái đó” hay “cái ấy” để thay thế.

– Lẫn lộn những từ có liên quan với nhau, ví dụ như gọi “cái bàn” là “ghế”, gọi “thịt bò” là “thịt gà”…

– Vô thức đảo các âm trong một từ, ví dụ “mèo con” thì đọc thành “mòn ceo”…

– Thường xuyên quên từ và phải tự chế một từ khác để thay thế.

– Nói những câu tối nghĩa hay sắp xếp từ ngữ trong câu sai thứ tự.

– Dùng sai hoặc nói sai thành ngữ, tục ngữ.

– Không thể tập trung khi nghe người khác nói, đặc biệt là khi có những tiếng ồn như tiếng tivi, tiếng nhạc…

Vậy khi học một ngôn ngữ mới, phải chăng ba mẹ sợ bé dùng nhầm ngôn ngữ này qua ngôn ngữ kia rồi ba mẹ gọi đó là loạn ngôn ngữ.

Khi học tiếng anh, dạy con ba mẹ nên chú ý đến việc tương tác. Người ta bảo 80-20 tức là 80% nghe, nhìn, đọc thì phải có 20% tương tác. Ví dụ không nên để các con ngồi một mình xem các video tiếng anh, chỉ xem và xem không hiểu gì, chỉ một chiều, không có tương tác với bất kì ai.

Khi học tiếng anh, gặp bất kì hình ảnh nào ba mẹ đều hãy gọi tên vật đó lên, cố định và lặp lại để con ghi nhận.

Đối với các động từ, ba mẹ nên dùng hành động để biểu hiện và hướng dẫn con làm theo. Ví dụ, open the door là mở cửa ra, chúng ta nên kết hợp triệt để hành động.

Khi ba mẹ đặt câu hỏi thì phải  chắc chắn rằng con mình hiểu và trả lời yes là đúng, no là không để các con không bị nhầm lẫn.

  • Khi hỏi ba mẹ có thể yêu cầu con lặp lại từng từ theo câu hỏi và ba mẹ hướng dẫn con trả lời để con nhạy bén hơn với ngôn ngữ. Vì các bé chậm nói cũng là một dạng của rối loạn ngôn ngữ đó ba mẹ.

Những điều này ba mẹ hoàn toàn làm được mà!

Ba mẹ có biết giai đoạn nhạy bén nhất với ngôn ngữ là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi không? Vậy sợ rối ngôn ngữ thì học ở giai đoạn sau 6 tuổi mới không rối loạn ạ? Vậy các nhà khoa học nghiên cứu ra bộ não 0-6 tuổi nhạy bén với ngôn ngữ để làm gì?

Ông Jim Rohn một nhà nghiên cứu ngôn ngữ có nói: Trẻ con có thể học bao nhiêu ngôn ngữ cũng được, miễn là ba mẹ tạo được môi trường và giành thời gian cho chúng.

Vậy ba mẹ hãy tự tin và giành thời gian để tạo môi trường ngôn ngữ mới bên cạnh tiếng mẹ đẻ cho con nhé. Vì tương lai rộng mở của các con ba mẹ hãy lên kế hoạch để đồng hành cùng con mỗi ngày nhé!


Bài viết cùng danh mục